Sung – “Cây của Thượng Đế”

Sung – “Cây của Thượng Đế”

Cây sung được Wangari Muta Maathai gọi là “Cây Của Thượng Đế” nó đã khởi đầu cho bà hiểu về thiên nhiên và khi lớn lên bà đã trở thành một nhà hoạt động về môi trường tạo ra sự thay đổi lớn ở Châu Phi, và cả Thế Giới nữa. Cây sung không chỉ có vai trò đối với sinh thái và môi trường tự nhiên, mà còn có rất nhiều tác dụng đối với con người.Em xin chia sẻ thêm một vài thông tin về loài cây thú vị này.

1. Cây sung đối với hệ sinh thái và môi trường 

Cây Sung khi phát triển là một hệ sinh thái thu nhỏ rất nhiều sinh vật như: chim, côn trùng, sâu bướm… phát triển lấy cây Sung làm nhà ở cung cấp thức ăn, cây cũng có vai trò rất quan trọng trong sự cân bằng sinh thái. Mặt khác cây cũng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm.

Phim: Về Nguồn – Tầm nhìn của Wangari Maathai

2. Cây sung đối với con người

Ngoài những chức năng đối với hệ sinh thái, sung còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, không chỉ quả, mà tất cả các bộ phận của cây sung điều có giá trị được liệu

2.1 Tác dụng chữa bệnh của quả sung

Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, bệnh trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp…

Liều lượng: Uống trong, mỗi ngày 30 – 60g sắc uống hoặc ăn sống từ 1 – 2 chùm nhỏ; dùng ngoài thái phiến dán vào huyệt vị châm cứu hay nơi bị bệnh, nấu nước rửa hoặc sấy khô tán bột rắc hay thổi vào vị trí tổn thương.

Một số cách dùng cụ thể như sau:

a. Chữa Viêm họng: (1) Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. (2) Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

b. Ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 – 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

c. Hen phế quản: Sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.

d. Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 6 – 9g với nước ấm.

e. Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hoá: Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.

f. Táo bón: (1) Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. (2) Sung chín ăn mỗi ngày 3 – 5 quả. (3) Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

g. Sa đì: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.

h. Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

i. Viêm khớp: (1) Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. (2) Sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

j. Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.

k. Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú. Cách dùng cụ thể: rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.

l. Nhựa sung còn dùng để chữa đau đầu: phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hoà trong nước đun sôi để nguôi uống trước khi đi ngủ.Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn…………

2.2 Tác dụng của lá sung và nhựa sung

a. Chữa Nhức đầu: Phết nhựa Sung lên giấy rồi dán ở hai bên thái dương. Chữa liệt mặt thì dán vào bên phía mặt không bị méo.

b. Chữa bỏng: Hoà nhựa Sung với lòng trắng trứng gà phết lên giấy bản rồi dán.

c. Trẻ em lở ghẻ: Dùng lá Sung non giã nhỏ xát vào sẽ làm bong vẩy (Nam Dược thần hiệu).

d. Mặt nổi cục sưng đỏ như hạt đào, hạt mận: Dùng lá Sung tật (có mụn) nấu nước uống, xông rửa hằng ngày (Bách gia trân tàng).

e. Đàn bà đẻ ít sữa: 10-20g cành lá hoặc vỏ Sung sắc uống, phối hợp với lõi cây Thông thảo, quả Đu đủ non, chân giò lợn nấu ăn. Hoặc dùng quả Sung, quả Mít non hay dái Mít thái nhỏ, nấu cháo với gạo nếp hoặc nấu canh ăn.

f. Sốt rét: Lá Sung rụng xuống bùn đem rửa sạch phơi khô, rồi thái ra sao thơm, mỗi ngày dùng 100g sắc uống 1 lần, sắc lấy 2 nước uống làm 2 lần sáng và tối. Liên tục trong 5 ngày (Kinh nghiệm dân gian).

Nguồn: Sưu tầm

Tìm kiếm

Chuyên mục

Từ điển ảnh về cây thuốc
12
Hoạt động khác
30
Dự án
16
Chia sẻ về làm vườn
29

Bài viết mới nhất

HOI-NGO-VUON-RUNG-HRF
ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH "HỘI NGỘ VƯỜN RỪNG - CHÂN ĐẤT TRỒNG CÂY" (tháng 06. 2023)
con-vat
Đăng ký tình nguyện viên dự án Tre Mỡ
xay-dung-cong-dong-va-phan-phoi-san-pham-nong-nghiep-sach
Chia sẻ kinh nghiệm "xây dựng cộng đồng và phân phối sản phẩm nông nghiệp sạch"
3.2
Vườn Thuốc Nam tìm bạn đồng hành