CỎ, bạn nhà nông

CỎ, bạn nhà nông
Cỏ, Bạn Nhà Nông và Cách quản lý ông bạn tốt trong vườn!

Cỏ là bạn của nhà nông, những lợi ích của cỏ đối với khu vườn không thể nào phủ nhận như cân bằng hệ sinh thái, cải tạo đất, giữ ẩm cho đất…, nhưng người bạn này mà hợp tác không tốt thì lại là một trong những vấn đề lớn khi canh tác trong khu vườn như tốn thời gian, công sức, và tiền bạc của nông dân.

Thật vậy đối với những hệ thống mới bắt đầu xây dựng, chúng tôi quan sát thấy việc quản lý cỏ rất là phiền, nên xin phép chia sẻ một số kinh nghiệm quản lý cỏ đối với khu vườn cây của chúng tôi trồng mong được học hỏi thêm các kinh nghiệm từ các anh chị!

Các kinh nghiệm quản lý cỏ trong hệ thống
1. Luôn có lớp phủ hữu cơ: lớp phủ không cho cỏ dại không nảy mầm trong khu vực cần hạn chế.
2. Lớp phủ hữu cơ nên là xác thực vật, nhưng không nên chứa hạt giống cỏ dại, một thời gian sau sẻ mọc lại cũng rất là phiền.
3. Hạn chế việc cài xới đất, làm xáo trộn mặt đất
4. Chuyển đổi các loại cỏ khó quản lý thành các loại cỏ dễ quản lý hơn: đối với trang trại chúng tôi thì chuyển đổi từ các giống cỏ khó quản lý mọc dại như: cỏ Chỉ, cỏ Chân Gà, Mắc Cở, cỏ Lòng Vực Cạn thành các giống cỏ dễ quản lý như: cỏ Sả và cỏ Vetiver, Cỏ đuôi chồn, cỏ voi.

5. Làm cỏ và chừa cỏ: người ta thường chừa cỏ đối với canh tác thuận tự nhiên nhưng mà không phải loại nào cũng chừa, và cũng không phải loại nào cũng diệt, thế thì lại phát sinh thêm một câu hỏi là làm như thế nào thì hợp lý?
a. Lúc không nên làm cỏ

  • Độ cao của cỏ không cùng tầng với độ cao của cây trồng: cây cỏ chỉ cao chưa đầy nữa mét cây trồng điều cao hơn 1 mét, không có sự cạnh tranh về không gian tầng tán, chúng phát triển có ảnh hưởng gì đến nhau đôi lúc lại còn có lợi, dọn cỏ làm chi tốn công sức, không hiệu quả mà lại phát sinh sâu bệnh?
  • Độ sâu tầng rễ cũng tương tự như độ cao, nếu không gian rễ không giống nhau thì có thể duy trì lớp cỏ được tốt(vẫn có một số trường hợp cây trồng và cỏ hỗ trợ nhau tốt)
  • Việc mới trồng một số cây con(>0.5m) cần ở dưới bóng che của cỏ trong thời gian đầu thì cần phải giữ lớp cỏ che mát cho cây, sau khi cây ổn định thì tiến hành phát cỏ, số lượng cây sống sẻ nhiều hơn và phát triển tốt hơn.
  • Thời tiết đang chuyển sang mùa khô, hay đang trong mùa khô đối với khu vực không tự chủ được nguồn nước.
  • Làm cỏ thừa thảy, không giúp ích được gì cho hệ thống.

b. Lúc nên làm cỏ

  • Độ cao của cùng tầng với độ cao của cây trồng
  • Cần sinh khối hữu cơ cung cấp cho đất
  • Tạo thêm ánh sáng cho các cây trồng thấp
  • Đôi lúc cỏ lớn cao gần bằng với cây trồng thì đem máy phát cỏ ra phát cho thấp xuống là được
  • Tạo mạch tăng trưởng mới cho hệ thống
  • Khi “cây trồng cầu cứu” chúng ta.
 

6. Điều chỉnh ánh sáng, đa số các loài cỏ không thích bóng râm, nên tạo ra bóng râm thì cỏ cũng chẳng thèm mộc

Trong những trường hợp cụ thể thì lại có các giải pháp đối đải khác nhau với anh bạn cỏ này! Tùy thời, tùy lúc lại thay đổi cho hợp!
P/s: Bài viết chỉ dựa trên quan điểm cá nhân chúng tôi thôi.

Tìm kiếm

Chuyên mục

Từ điển ảnh về cây thuốc
12
Hoạt động khác
30
Dự án
16
Chia sẻ về làm vườn
29

Bài viết mới nhất

HOI-NGO-VUON-RUNG-HRF
ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH "HỘI NGỘ VƯỜN RỪNG - CHÂN ĐẤT TRỒNG CÂY" (tháng 06. 2023)
con-vat
Đăng ký tình nguyện viên dự án Tre Mỡ
xay-dung-cong-dong-va-phan-phoi-san-pham-nong-nghiep-sach
Chia sẻ kinh nghiệm "xây dựng cộng đồng và phân phối sản phẩm nông nghiệp sạch"
3.2
Vườn Thuốc Nam tìm bạn đồng hành